Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

blog hay

Đây là những lời khuyên tau tìm được trên mạng hi vọng nó sẻ có ích cho tau cũng như tụi bay khi đi thực tập sư phạm,đúa mô thấy hay thì comment cái nha. - Thói quen xấu 1: phát biểu đọc từ bản thảo sẵn Những nhà diễn thuyết xuất chúng không bao giờ đọc theo bản thảo có sẵn, hay lệ thuộc vào slide PowerPoint. Trong khi thỉnh thoảng bạn có thể nhìn vào những điểm nhấn như gạch đầu dòng thì cần tuyệt đối trách phát biểu theo kiểu đọc bài. Phát biểu kiểu này sẽ giết chết mối quan hệ giữa diễn giả và người nghe. Hãy nhồi nhét những ý chính vào đầu trước khi phát biểu.
- Thói quen xấu 2: lẫn tránh tiếp xúc mắt với khán giả
Những nhà diễn thuyết xuất chúng hiểu rất rõ tiếp xúc bằng mắt là công cụ quan trọng để xây dựng niềm tin, sự tín nhiệm và mối quan hệ. Hiện có quá nhiều doanh nhân khi phát biểu trước khán giả đã nhìn vào mọi thứ (tường, bàn, máy tính) trừ ánh mắt của họ. Hãy nhìn vào khán giả ít nhất 90% thời gian khi phát biểu. Liếc vào bản ghi chú hay slide vài giây mỗi lần là đủ. Bạn nhớ là mình đang nói chuyện với khán giả chứ không phải với vật thể nào khác.
- Thói quen xấu 3 ; ăn mặc luộm thuộm
Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn chú trọng đến cách ăn mặc. Tỉ phú Donald Trump khi chơi golf vẫn mặc như một tỉ phú chính hiệu. Thực tế cho thấy nhiều doanh nhận ăn mặc dưới địa vị xã hội của họ. Họ xuất hiện trước công chúng trong bộ vó tồi tàn, không hơn gì những người có địa vị kém khác. Nếu bạn không biết cách ăn mặc đúng mực thì hãy xin lời khuyên của người khác.
- Thói quen xấu 4: bồn chồn, luôn cử động, lắc lư
Những nhà diễn thuyết xuất chúng không bao giờ để các cử chỉ vặt vãnh chiếm hữu mình. Họ không bao giờ vặn bàn tay, mân mê thứ gì đó trên bàn hay lắc lư cơ thể khi phát biểu. Tất cả những hành động này cho biết bạn đang căng thẳng, bất an và thiếu tự tin. Giải pháp đơn giản là tuyệt đối tránh những hành động trên. Hãy xem lại đoạn băng ghi hình một buổi phát biểu của bạn để sửa chữa.
- Thói quen xấu 5: không chịu tập dượt trước những gì sẽ phát biểu
Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn tập dượt trước những bài phát biểu quan trọng vì phần đông bài phát biểu thất bại là do không được tập dượt trước.
Hãy học bài học của Tổng giám đốc công ty Cisco John Chambers. Ông bỏ ra nhiều giờ dượt trước những phần quan trọng của bài phát biểu, dùng slide thành thạo và cả xác định trước phạm vi di động khi diễn thuyết.
- Thói quen xấu 6: đứng yên như pho tượng
Những nhà diễn thuyết xuất chúng không đứng yên như lính chào vì làm như vậy, bài phát biểu của họ sẽ trở nên nhạt nhẽo. Thay vào đó, họ di chuyển qua lại, sử dụng cử chỉ đôi tay một cách chừng mực, không lạm dụng, quá đà. Giọng nói và cử chỉ của họ rất linh hoạt.

- Thói quen xấu 7: lạm dụng slide
Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn đánh giá cao khả năng tiếp thu của khán giả. Họ không đọc từng chữ trên slide và hiểu slide chỉ là công cụ hỗ trợ cho lời nói chứ không thể thay lời nói. Đừng viết quá nhiều từ trên slide mà chỉ 6 hàng vói mỗi hàng 4 từ là đủ. Nếu cần tô thêm mầu để nhấn mạnh. Phần còn lại để cho khán giả.
- Thói quen xấu 8: nói dông dài
Những nhà diễn thuyết xuất chúng hiểu sức mạnh của một bài phát biểu ngắn gọn, rõ ràng và cô đọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khán giả mất dần sự tập trung khi bài nói dài quá 18 phút. Tiếc thay, nhiều doanh nhân hay lãnh đạo cứ tưởng rằng nói càng dài khán giả càng tiếp thu tốt hơn. Lời khuyên là bạn không nên bỏ ra 5 phút để nói những điều có thể nói gọn trong 30 giây. Ngay cả nói chuyện điện thoại, chát va email cũng nên ngắn gọn.
- Thói quen xấu 9: không tạo được không khí phấn kích
Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn biết cách huy động sự chú ý của khán giả từ lúc mới bước vào cửa. Và khán giả thường nhớ những gì họ phát biểu từ đầu đến cuối. Hãy giao lưu với khán giả mỗi khi thấy có triệu chứng “gà gật” xuất hiện. Đây là cách cho khán giả cùng tham gia vào bài phát biểu của mình để tạo không khí.
- Thói quen xấu 10: kết thúc bài phát biểu một cách nhạt nhẽo
Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn dành cho phần kết thúc bài phát biểu một ý mới thú vị chưa đề cập trong bài. Nghiên cứu cho thấy không phải phần giữa bài phát biểu, thường dùng để chuyển tải những ý quan trọng, mới lưu lại trong lòng người nghe mà chính phần kết thúc mới được họ lưu giữ nhiều nhất. Tính bất ngờ của phần kết thúc chính là bản lĩnh của diễn giả.
http://vn.myblog.yahoo.com/ngonlua707/article?mid=31
http://baihatanh.tk/
bài hát tiếng anh http://baivhataj.tk/

Không có nhận xét nào: